
Trần Văn Hưng
Latest posts by Trần Văn Hưng (see all)
- Những điều cần biết về mụn - 30 July, 2017
- Thói quen ăn uống ảnh hưởng tâm trạng bạn ra sao ? - 6 March, 2017
- Những loại vũ khí mới trong cuộc chiến chống lại ung thư - 10 February, 2017
CGM Continuous glucose monitoring ( tạm dịch: thiết bị giám sát liên tục glucose huyết)- Đó là gì?
Bạn của thể nghe từ các bản tin hay thông qua các quảng cáo về thiết bị này, thứ có thể giúp những người mắc bệnh đái tháo đường type 1 định lượng lượng đường huyết mà không cần chích ngón tay như những máy đo đường huyết thường dùng.
Các loại đo đường huyết thường dùng hiện nay, bệnh nhân phải dùng một thiết bị chích lấy máu ở đầu ngón tay để đo đường huyết của mình. Tuy nhiên việc đo lường đường huyết này chỉ đo được đường huyết 1-2 lần trong ngày mà không đo lường được lượng đường huyết trong suốt cả ngày, điều này gây ảnh hưởng đến việc điều trị và kiểm soát đường huyết của những bệnh nhân đái tháo đường type 1.

Loại máy đo đường huyết cũ trước đây
Vậy những thiết bị CGM này hoạt động như thế nào?
Những máy đo đường huyết CGM đầu tiên này bắt đầu được chấp thuận sử dụng ở Hoa Kỳ vào năm 2014.
Thiết bị bao gồm 1 đĩa trắng mỏng nhỏ có kích cỡ bằng một đồng xu; một thiết bị cảm biến nằm trên đĩa tí hon được dán chèn dưới da trên cơ thể như cánh tay hoặc vùng bụng cùng với một cái quai nhỏ để sau đó có thể tháo bỏ được. Thiết bị cảm ứng này có thể duy trì hoạt động trong khoảng 2 tuần trước khi được thay thế.
Hệ thống cũng bao gồm một thiết bị đọc quét có kết nối không dây gần giống với những máy đo đường huyết khác ( sử dụng bằng cách chích lấy máu từ ngón tay). Thiết bị này dễ dàng được giữ khoảng cách 4cm với thiết bị cảm biến và nó có thể đọc tất cả các mức đường huyết được báo cáo lại trước đó 8 giờ, hoặc có thể kết nối thông qua App trên điện thoại thông minh.
Điểm lợi hại của thiết bị CGM : Hệ thống này có khả năng theo dõi liên tục và đo lường lượng đường huyết của bệnh nhân liên tục 288 lần trong vòng 24h.
Nó giúp cho người dùng có nhiều cơ hội để kiểm tra mức đường huyết của mình một cách thường xuyên, không có những vết thương ở những ngón tay và thậm chí chúng có thể đọc được mức đường huyết trong khi ngủ.Thiết bị cảm biến có thể được cài đặt hẹn giờ và báo động cho bệnh nhân biết khi mức đường huyết của bạn quá cao hoặc quá thấp.
Thậm chí những thiết bị gần đây được phát triển có thể đo lường được mức đường huyết và chú ý được đến hiệu quả liệu pháp tiêm insulin đang dùng và có thể điều chỉnh liều bằng cách tăng hoặc giảm insulline cho bệnh nhân.
Đây là một bước tiến lớn, nhưng có nhược điểm nào không ?
Đầu tiên, thiết bị cảm biến đo lường glucose huyết trong dịch kẽ hơn là trong máu ( giống như xét nghiệm glucose huyết cổ điển). Đây là dịch dưới da nằm ở giữa các tế bào. Glucose thay đổi trong dịch kẽ chậm hơn trong máu, nên lượng đường máu thấp (hypoglycema) có thể không được định lượng đủ nhanh nếu mức đường huyết sụt giảm nhanh. Đối với một số bệnh nhân, vẫn có thể cần đến máy đo đường huyết cũ vì thiếu tin tưởng. Phương pháp chích ngón tay cổ điển vẫn không thể bị loại bỏ để đảm bảo sự chính xác của thiết bị CGM.
Lý do thứ 2 và là quan trọng nhất đó là giá. Thậm chí một cái máy rẻ nhất (chưa có việc đưa hay điều chỉnh insulin) cũng trên 1,200 bảng cho máy đo và thiết bị cảm biến, và giá lên đến 4,500 bảng cho những dòng hiện đại hơn.
Cách tốt nhất để sử dụng thiết bị CGM:
Thiết bị CGM có thể đưa ra thông tin ngay lập tức, hay đánh giá số liệu trong thời gian ngắn hay cả trong thời gian dài.
1.Cách sử dụng thông tin ngay tại chỗ:
Thiết bị ghi lại mức đường huyết của bạn trong từng vài phút một, nên bạn có thể theo dõi không chỉ mức đường huyết của mình đang ở đâu mà còn biết được xu hướng tăng giảm glucose. Dựa vào xu hướng đó, khi mức đường huyết tăng hoặc giảm, bạn sẽ có những quyết định khác nhau để trả lời khác nhau với những con số giống nhau. Thấy được xu hướng mức đường huyết của mình có thể cho phép bạn đưa ra những hành động có tính phòng ngừa.
2.Xử lý thông tin trong khoảng thời gian ngắn:
Thiết bị hỗ trợ giúp bạn đưa ra quyết định điều trị khi đối mặt với các vấn đề tại chỗ chẳng hạn như “tăng đường huyết” để tìm cách giải quyết. Việc phân tích dữ liệu có thể giúp bạn xác định cách bạn phản ứng với vấn đề đó như thế nào, cung cấp cho bạn những giải pháp tốt để xử lí và tham vấn bác sĩ điều trị bạn.
3.Xử lý thông tin trong khoảng thời gian dài:
Thiết bị giúp bạn trong việc phân tích thông tin đường huyết trong suốt cả đêm, suốt trong ngày, hay xuyên suốt vài ngày để có thể thấy một cái nhìn tổng thể hơn trong việc đánh giá hiệu quả điều trị . Phụ thuộc vào thiết bị CGM được sử dụng, bạn có thể tạo ra xu hướng trên chính thiết bị đọc hay có thể bạn cần tải thông tin đó vào một máy tính.
Bạn có thể bắt đầu tự hỏi bản thân tại sao trong một khoảng thời gian cố định trong một thời gian hoặc trong ngày trong lần khác nhau lại khác nhau? Câu hỏi bắt đầu được xâu chuỗi lại. Những cái gì điển hình đã diễn ra sau các bữa ăn. Có phải nó phụ thuộc vào loại thức ăn, thời gian trong ngày, liều lượng insulin? Tại sao sự tăng đường huyết lại xảy ra? Những hoạt động thể dục, trường học, công việc, hay ăn ngoài nhà hàng có ảnh hưởng đến lượng glucose? Xu hướng đó được CGM cộng thêm những bản ghi lại chi tiết những hoạt động hàng ngày sẽ được tính toán cùng nhau bởi chính bạn và bác sĩ của bạn.
Vậy có nên sử dụng CGM?
Câu trả lời hoàn toàn là CÓ. Ít nhất bạn có thể hiểu rõ hơn về cơ thể và bệnh đái tháo đường của mình. CGM sẽ cho bạn những kiến thức về đái tháo đường mà bạn chưa từng biết trước đó, và nếu bạn không còn cần nó nữa, bạn có thể dừng sử dụng nó.
Tốt hơn hết bạn nên lắng nghe cả CGM và cơ thể của mình. CGM thực sự là một công cụ tuyệt vời để chăm sóc và cải thiện sức khỏe cho những người mắc bệnh đái tháo đường.
Bạn có thể theo dõi nghiên cứu GOLD được đăng trên Medscape trên 161 BN để theo dõi trong 26 tuần khảo sát ảnh hưởng của thiết bị chất lượng sống của bệnh nhân dựa trên việc đo lường yếu tố HbA1c và nhận được phản hồi tích cực trong việc cải thiện chất lượng sống của bệnh nhân.
Nguồn: Patient Info | NIH | WEB MD