
Định Đỗ
For more info please contact: quocdinhdo@gmail.com
Latest posts by Định Đỗ (see all)
- J&J triển khai dự án Cancer.com - 23 December, 2017
- Ignyta được Roche mua lại với giá 1.7 tỷ USD - 23 December, 2017
- Cập nhật tổng quan về các dòng thuốc điều trị ung thư miễn dịch mới trong lò ấp - 21 December, 2017
Bài viết được đăng tải trên chuyên trang Project Syndicate- World Opinion Leader và một số nguồn khác.
Mong bạn đọc để tư duy mở để đọc nhận định và hiểu về Trung Quốc và các vấn đề hiện tại đang đối mặt.
Không thể phủ nhận, kinh tế của Trung Quốc đã chuyển mình rất nhanh những năm gần đây , đặc biệt là tiến bộ trong khoa học và công nghệ. Cụ thể, Trung Quốc đã tự mình lột xác lên kế hoạch thay đổi mình thành quốc gia có thể tự sản xuất thuốc chống lại bệnh tật. Ngoài ra sẽ còn nhiều lí do để tin rằng, TQ sẽ trở thành một trong những quốc gia đóng vai trò quan trọng trong đóng góp cho nghiên cứu khoa học kĩ thuật trong tương lai.
Theo báo cáo từ McKinsey Quarterly (1), TQ đã dành 200 tỉ USD mỗi năm cho lĩnh vực nghiên cứu chỉ đứng thứ hai sau Hoa Kỳ, Chủ tịch Tập Cận Bình đã chỉ ra phát triển nghiên cứu khoa học là mục tiêu hàng đầu của quốc gia trong kế hoạch phát triển năm năm lần thứ 13 của TQ. Trong các lĩnh vực tập trung nghiên cứu sẽ bao gồm nhiều lĩnh vực phức hợp cao như nghiên cứu về các lĩnh vực đang được thế giới quan tâm như nghiên cứu về não bộ, gen , big data (dữ liệu lớn) và robot y khoa.
TQ đang nỗ lực rất nhiều trong lĩnh vưc nghiên cứu y khoa vì quốc gia này đang gặp phải nhiều vấn đề mà quốc gia chưa đáp ứng được. Cụ thể năm 2050, TQ sẽ có 190 triệu người bước vào độ tuổi trên 65 tuổi. Các bệnh mạn tính hiện nay đang chiếm tới 80% (2) là vấn đề lớn y tế nước này đang đối mặt. Chuyện TQ trở thành quốc gia tiêu thụ dược phẩm đứng thứ 2 trên thế giới sau Hoa Kỳ không có gì lấy làm lạ. Theo báo cáo McKinsey Quarterly , ngân sách TQ đầu tư cho nghiên cứu dự tính đến năm 2020 khoảng một triệu tỉ USD.
Đôi nét về lịch sử cận đại của Trung Quốc và cuộc cách mạng lần IV. (3)

Cách mạng văn hoá tại TQ
Trong lịch sử cận đại , TQ đã có ba cuộc cách mạng, Mao Trạch Đông ra lệnh trục xuất người nước ngoài, dùng quyền lực thống nhất Trung Quốc thành một. Sau đó biến mình thành một vị hoàng đế, rồi trở thành kẻ mất trí. Từ Cuộc Đại Nhảy Vọt hai năm 58-60, Trung Quốc tạo ra món đặc sản ” thép mềm” làm gần 40 triệu người chết đói đến Cách mạng văn hoá (Culture Revolution) năm 1966 trở thành thảm hoạ thực sự với số lượng người thiếu ăn lên gần 100 triệu (di hoạ sản xuất thép này giúp tăng trưởng bất chấp tất cả dẫn đến hệ quả tàn phá môi sinh nghiêm trọng hiện nay, và di hoạ đó đến nay đe đoạ môi sinh cả các nước lân bang, trong đó có Việt Nam).
Trong cơn quẫn trí đó, Mao mắc chứng mất ngủ trầm trọng. Và đi lang thang khắp nơi giữa đêm đến bất cứ nơi đâu ông thích bằng tàu lửa. Quan hệ lung tung với các cô thư kí của ông rồi mắc bệnh giang mai đến lúc chết mà không hay biết để lại TQ rơi vào giai đoạn hỗn độn vô cùng. Khi mất đi, Đặng Tiểu Bình bước lên với tuyên bố:” Thưa đồng bào, cách mạng xong rồi, tới lúc phải làm việc, hãy giữ các biểu ngữ, tranh cổ động, chúng ta cùng bước vào thời kì kinh thế thị trường.” Và họ thay đổi. Sức thay đổi của Trung Quốc từ năm 1976 theo kinh tế thị trường tự do giúp Trung Quốc thay đổi nhanh chóng.

Hình ảnh ô nhiễm quen thuộc tại Bắc Kinh

Bản đồ khu vực ô nhiễm môi trường tại TQ

Di hoạ Formosa và ảnh hưởng môi sinh biển tại Việt Nam

Biểu đồ làng ung thư tại TQ do di hoạ ô nhiễm môi sinh đều có chung đặc điểm, ở gần nguồn nước ô nhiễm
Tham gia kinh tế thị trường đồng nghĩa với việc bạn không chơi một mình nữa, bạn phải làm như thế giới đang làm, kinh doanh toàn cầu. Khởi đầu người Ấn khởi động nhanh hơn Trung Quốc vì họ là thuộc địa của Anh, họ dùng tiếng Anh. Họ lao vào giai đoạn toàn cầu hoá rất nhanh, nhưng chỉ dừng lại ở vai trò cung ứng dịch vụ: bán vé máy bay, tư vấn qua mạng,vv… Trung Quốc khác, họ không dùng tiếng Anh, khởi động chậm hơn, phải tự tay sản xuất từng thứ, khá chậm rãi.
Nhưng cuộc cách mạng thứ ba diễn ra tại TQ, xây dựng cách mạng dựa trên khoa học và công nghệ, với bất cứ giá nào, khả năng nào và trở thành Trung Quốc như ngày nay, bạn đã thấy. Tuy nhiên có một di hoạ khác, cuộc cách mạng này tạo ra hàng triệu tỉ phú mới nổi – một chủ nghĩa mới, chủ nghĩa thân tộc- crony capitalism- hay dân TQ gọi là “chủ nghĩa đái quần” họ là ai ? Con cái của các Đảng viên TQ, một hình ảnh không mấy lạ lẫm tại Việt nam dưới câu nói: “một người làm quan cả họ được nhờ” trong mọi xã hội cổ xưa. Tinh thần cưu mang đại gia đình, hoặc chỉ tin vào người thân hay dân cùng làng cùng họ là điều mà người ta hiểu được.
Nhưng khi việc đỡ đần và nhờ cậy nhau trở thành phổ biến thì ta dễ gặp hiện tượng phe phái. Từ lợi ích nhóm thành nhóm lợi ích nhóm.
Và bây giờ là cuộc cách mạng thứ tư, khi tốc độ tham nhũng ngày càng dữ dội hơn, thì đất nước sớm trở thành lụn bại, và bất công xảy ra khắp nơi, lãnh đạo TQ dần ý thức được chuyện này họ đưa ra chiến lược “đả hổ diệt trừ tham những”. Sẵn sàng tử hình bất cứ lãnh đạo nào nếu phát hiện họ tham nhũng thông qua cáo buộc của người dân.
Con cái của các tỉ phú mới nổi luôn có điều kiện được mang ra phương Tây học tập rất nhiều, họ tiếp thu rất nhiều kiến thức mới của phương Tây, và trở về xây dựng đất nước. Thế giới hiện nay phân cực thành hai nơi, Đại Tây Dương là nơi của các đế chế già cỗi, và Thái Bình Dương, một khu vực non trẻ sống động và đầy biến động. Những thanh niên “ưu tú” này trở về nước và xây dựng các học viện Phương Đông của họ.

Học Viện Khổng Tử được xây dựng khắp nơi, và gặp nhiều sự phản kháng
Vấn đề nhân lực: Trong cuộc cách mạng nghiên cứu khoa học, hiện nay TQ là quốc gia có lực lượng sinh viên tốt nghiệp hàng năm về lĩnh vực khoa học, công nghệ, kĩ thuật máy và toán học nhiều nhất trên thế giới- khoảng 2.5 triệu sinh viên/ năm. Gấp 5 lần Hoa Kỳ. Đó là chưa kể 30,000 lực lượng Tiến sĩ được đào tạo mỗi năm (1).
Cùng lúc, chính phủ TQ cũng đưa ra các chính sách hấp dẫn nhân tài hút chất xám trở về phục vụ đất nước, các nhà khoa học TQ đang làm việc ở nước ngoài đang làm việc tại các học viện Phương Tây hàng đầu quay về phục vụ đất nước. Theo thống kê từ 2008-2014 chương trình “Thousand Talents” “Ngàn Tài năng” đã thu hút 4,000 người quay trở về TQ (4).

TQ đang gặp vấn đề với bài toán tạo công ăn việc làm cho nhân lực lao động bên trong
Những xu hướng này là dấu chỉ cho thấy TQ hiện đang có cơ hội rất tốt để trở thành lực lượng chính tham gia vào nghiên cứu dược phẩm toàn cầu, và TQ sớm sẽ có những đột phá về sản phẩm sáng tạo trong tương lai gần.
Những bước đi này đang đánh động sự chú ý của các Big Pharma, Novartis đã có kinh nghiệm làm việc và hợp tác tại Trung Quốc hơn 10 năm. Quay về năm 2006, Novartis mở cơ sở tương tác R&D đầu tiên tại TQ, gần đây công ty có mở thêm một trung tâm R&D mới tại Thương Hải và tại Khu vực Công nghệ cao tại Trường Giang.
Tại Thương Hải, nhiều nhà khoa học kì cựu đang làm việc tại các trung tâm lớn tại trường Y Havard và MIT quay trở về TQ để tham gia nghiên cứu sâu vào các bệnh tật đang phổ biến tại TQ và ảnh hưởng bệnh nhân TQ, bao gồm bệnh liên quan hô hấp, gan, ung thư tiêu hoá. Như viêm gan B mạn tính, xơ ,cứng gan tỉ lệ người TQ bị viêm gan B cao gấp 30 lần người Mỹ, ung thư tiêu hoá và ung thư gan cao gấp 11 -18 lần người Mỹ hoặc Châu Âu.
Nhờ những tiến bộ trong những năm gần đây, các nhà khoa học có thể xác định các enzyme sửa đổi biểu sinh điều hòa hoạt động của gen. Lĩnh vực nghiên cứu đặc biệt hứa hẹn trong việc tìm kiếm hiệu quả liệu pháp điều trị ung thư mới. Và hiểu biết rõ hơn về cách thức các bệnh này gây ra ở các bệnh nhân Trung Quốc, ngành công nghiệp có cơ hội mài dũa phát triển liệu pháp điều trị ung thư ngắm trúng đích (targeted theraphy) đang được quan tâm hiện nay hiệu quả hơn và sử dụng toàn cầu.
TQ có thể sớm sẽ đạt tiêu chuẩn về việc sử dụng bản đồ gen để hiểu rõ hơn nguyên nhân của bệnh tật. Riêng tại TQ, Novartis đang cho chạy 15 dự án thử nghiệm thuốc mới ở nhiều pha lâm sàng khác nhau và tốc độ tiến triển các dự án đang rất tốt. Bằng cách hỗ trợ nhiều hướng , TQ sẽ sớm phát triển và gia nhập hệ thống R&D toàn cầu và sớm đóng góp cho việc phát minh, sáng chế ra các loại thuốc điều trị bệnh tật tại TQ và toàn cầu.
Nguồn :Project syndicate
(1) Gauging the strength of Chinese innovation, http://www.mckinsey.com/business-functions/strategy-and-corporate-finance/our-insights/gauging-the-strength-of-chinese-innovation
(2) China’s biggest, most neglected health challenge: non-communicable diseases, http://idpjournal.biomedcentral.com/articles/10.1186/2049-9957-2-7
(3) One Last Interview, http://www.tabletmag.com/jewish-news-and-politics/214621/one-last-interview
(4) Entrepreneurship and Talent Management from a Global Perspective, https://books.google.com.vn/books?id=gYteCwAAQBAJ&pg=PA17&lpg=PA17&dq=%E2%80%9CThousand+Talents%E2%80%9D+program+has+attracted+more+than+4,000+returnee&source=bl&ots=D_naqoMUj9&sig=ne-7FkrRBxdPjno5Vv2BJfuDghs&hl=en&sa=X&redir_esc=y#v=onepage&q=%E2%80%9CThousand%20Talents%E2%80%9D%20program%20has%20attracted%20more%20than%204%2C000%20returnee&f=false