
- Nguy cơ tiềm ẩn pha chế theo đơn tại nhà thuốc Hoa Kỳ -Phần 2 - 13 February, 2020
- Nguy cơ tiềm ẩn pha chế theo đơn tại nhà thuốc Hoa Kỳ -Phần 1 - 13 February, 2020
- Vấn đề chính sách trong quản lí kháng thuốc kháng sinh (P3) - 24 December, 2019
Tiếp nối phần 1 Tổng quan chúng tôi xin được phép giới thiệu phần 2
Các vấn đề quản lí kháng thuốc kháng sinh
A- Tống quan tình trạng kháng thuốc kháng sinh
B- Các vấn đề quản lí kháng thuốc kháng sinh
C- Nhu cầu về chuyển đổi chính sách trong điều trị kháng thuốc kháng sinh
Sử dụng kháng sinh có trách nhiệm và vô trách nhiệm
Sử dụng thuốc kháng sinh hiện tại
Phát sinh nhanh kháng thuốc kháng sinh là vấn đề phức tạp do nhiều yếu tố kết nối khác nhau, đặc biệt dùng sai và lạm dụng kháng sinh. Thuốc kháng sinh sử dụng không thích hợp trên khắp thế giới và hậu quả lan rộng đi kèm gia tăng tỷ lệ kháng thuốc đã được ghi nhận trong nhiều tài liệu.
Nhiều nghiên cứu đã thực hiện để tìm ra mối liên quan giữa mức sử dụng kháng sinh ở các quốc gia khác nhau và tỷ lệ mắc bệnh do các vi khuẩn kháng thuốc đã được phân lập. Biểu đồ 1 dữ liệu từ một nghiên cứu năm 2004 về lượng thuốc kháng sinh sử dụng ở 20 nước công nghiệp phát triển theo liều định mức hàng ngày trên 1.000 người mỗi ngày (defined daily doses DDD/1.000/pop/day) và cho thấy mức độ sử dụng kháng sinh gia tăng tương ứng với tỷ lệ phần trăm cao phân lập vi khuẩn kháng thuốc Streptococcus pneumoniae với penicilin.
Khi xem xét lượng tiêu thụ kháng sinh đối với sử dụng có hệ thống trong cộng đồng, ví dụ ở châu Âu, theo số liệu mới nhất của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Châu Âu (European Centre for Disease Prevention and Control-ECDC) năm 2013, mức sử dụng từ 10,8 liều định mức hàng ngày (defined daily doses-DDD) trên 1.000 dân mỗi ngày (ở Hà Lan) và 32,0 DDD trên 1.000 dân và mỗi ngày (ở Hy Lạp); khác biệt gấp 2.9 lần, tương tự như những năm trước. Tiêu thụ bình quân EU/EEA (European Economic Area) là 22,4 DDD/1.000 người và mỗi ngày, đại diện cho mức tăng liên tục trong 5 năm qua đối với EU nói chung. (Xem hình 2.)

Biểu đồ 1. Mối quan hệ lượng tiêu thụ kháng sinh và vi khuẩn kháng thuốc Streptococcus pneumoniae với penicilin ở 20 nước công nghiệp năm 2004

DDD perl 000 cư dân và mỗi ngày
Biều đồ 2. Tiêu thụ kháng sinh đối với sử dụng có hệ thống trong cộng đồng qua nhóm kháng sinh trong 30 lần thử nghiệm của EU/EEA, 2013 (tính bằng DDD trên 1.000 dân và mỗi ngày) (21)
Sử dụng kháng sinh hầu hết đều ở cộng đồng (bên ngoài bệnh viện). Tuy nhiên các bệnh viện theo bản chất dễ phát sinh kháng thuốc vì tại đây việc sử dụng rộng rãi các thuốc kháng sinh trong môi trường có nhiều chủng vi khuẩn. Sử dụng kháng sinh trong bệnh viện là động lực chính dẫn tới phát triển vi khuẩn kháng đa kháng sinh gây bệnh nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc sức khoẻ.
Mặc dù việc sử dụng các loại thuốc vô trách nhiệm là nguyên nhân chính gây kháng thuốc kháng sinh, như mô tả trong báo cáo gần đây của WHO, còn có các yếu tố quan trọng khác cần xem xét ví dụ như kháng sinh sử dụng trong chăn nuôi và thủy sản. Trong các ngành này thuốc kháng sinh dùng làm chất kích thích tăng trưởng hoặc làm chất phụ gia trong thức ăn cho động vật và không được coi là thuốc. Vi khuẩn kháng thuốc phát sinh từ các hoạt động nông nghiệp đi vào môi trường con người và chuyển vào người và hàng hóa, do đó tạo ra khả năng kháng thuốc vượt qua biên giới các quốc gia.
Các vi khuẩn gây lo ngại quốc tế được tóm tắt trong Bảng 1 dưới đây.
Bảng Các vi khuẩn kháng thuốc gây lo ngại quốc tế
- Escherichia coli kháng thuốc với cephalosporin thế hệ thứ ba; kháng fluoroquinolon
- Klebsiella pneumoniae kháng thuốc với cephalosporin thế hệ thứ ba; kháng carbapenem
- Staphylococcus aureus kháng thuốc với meticilin (MRSA)
- Streptococcus pneumoniae kháng thuốc hoặc không nhạy cảm với penicilin
- Non-typhoidal salmonella (NTS) kháng thuốc với fluoroquinolon
- Shigella species kháng thuốc với fluoroquinolones
- Neisseria gonorrhoeae Giảm khả năng nhạy cảm với cephalosporin thế hệ thứ ba
- Enterococcus faecalis kháng thuốc vớivancomycin (VRE), với aminopenicilin
- Pseudomonas aeruginosa kháng thuốc với carbapenems, amikacin, ceftaidim
Acinetobacter baumannii kháng thuốc với carbapenems và kháng với cephalosporin thế hệ thứ ba
Chi phí cho cuộc sống của người dân và hệ thống chăm sóc sức khỏe do tối ưu sử dụng thuốc kháng sinh không thể đủ khả nănrg chi trả khi kháng thuốc lan rộng.
Các bằng chứng trình bày tại hội nghị thượng đỉnh đại diện chính phủ nhiều nước năm 2012 của FIP về lợi ích trong sử dụng có trách nhiệm thuốc kháng sinh cho thấy hiện trạng không còn là một lựa chọn nữa vì có thể tránh được gần 54 tỷ USD (hay 0,9 % chi tiêu y tế toàn cầu hàng năm) từ việc ngăn ngừa sử dụng sai hoặc lạm dụng thuốc kháng sinh.
Sử dụng có trách nhiệm thuốc kháng sinh cần có sự tham gia của các bên liên quan đến hệ thống y tế hỗ trợ để đảm bảo người bệnh nhận được thuốc đúng vào đúng thời điểm, sử dụng thuốc hợp lý và hưởng lợi từ sử dụng thuốc. Các liên quan gồm các chính phủ và tầm nhìn về cách lồng ghép các lợi ích công và tư và các nguồn lực để sẵn sàng phục vụ người dân.
Khoảng cách trong nghiên cứu và triển khai
Kháng thuốc kháng sinh đang gia tăng, nhưng nghiên cứu và triển khai thuốc kháng sinh mới đã giảm đáng kể trong mấy chục năm qua. Do lão hóa dân số và nhịp sống công nghiệp tác động, các hãng dược phẩm lớn đã chuyển nỗ lực khám phá thuốc mới vào các bệnh mạn tính phổ biến hơn như tăng cholesterol máu, tăng huyết áp, rối loạn tâm thần, sa sút trí tuệ, viêm khớp và ung thư.
Tình huống này có thể giải thích tại sao chỉ có hai loại kháng sinh mới (oxazolidinon và lipopeptid) đã xuất hiện trên thị trường trong 30 năm qua. Đáng chú ý là những thuốc này hướng vào điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn gram dương kháng đa thuốc kháng sinh. Các thuốc kháng sinh điều trị có hệ thống khác đã đưa ra thị trường trong giai đoạn này thuộc về các nhóm kháng sinh hiện có và không có hiệu quả chống lại đa số các vi khuẩn có khả năng kháng với các thuốc khác trong cùng một nhóm.
Tính đến đầu năm 2012, 109 loại kháng sinh đã được đưa vào sử dụng và 70 % trong số đó là trong giai đoạn phát triển sớm. Ngược lại chỉ có 31 thuốc tiềm năng trong các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn II và cũng chỉ có 9 thuốc tiềm năng qua được các thử nghiệm giai đoạn III. Không có bảo đảm nào trong số này có thể ra được thị trường.
Tuy nhiên ngay cả gia tăng nghiên cứu và triển khai các thuốc kháng sinh mới cũng không đảm bảo được các hệ thống liên quan đến kháng thuốc kháng sinh sẽ bị ngưng lại vì vi khuẩn gây bệnh liên tục nảy sinh các cơ chế kháng thuốc mới. Ngay cả có những báo cáo về kháng thuốc trước khi một số thuốc kháng sinh mới được cấp phép sử dụng. Hình 3 cho thấy ước tính độ trễ thời gian giữa một kháng sinh được đưa vào sử dụng điều trị và lần xuất hiện kháng thuốc đầu tiên. Sử dụng có trách nhiệm kháng sinh vẫn rất quan trọng bởi vì các loại thuốc mới có thể không có hiệu quả sử dụng ngay thời điểm cần tới.